Cam kết sản phẩm tre trúc nguồn gốc rõ ràng
Công dụng của thúng tre mà bạn chưa biết?
Sẻ rất nhiều công dụng của chiếc thúng tre mà bạn chưa biết?
Mọi người sẽ vô cùng ngạc nhiên hơn nữa khi sản phẩm thúng mây tre có kích thước to nhỏ khác nhau, rất đẹp mắt để khách hàng tiện trong việc sử dụng cho mục đích trang trí mọi không gian mang nét truyền thống lẫn hiện đại.
Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, không cầu kỳ, chất liệu mây tre tự nhiên an toàn thân thiện với môi trường nhưng rất đẹp hài hòa là điểm thu hút khiến nét đẹp truyền thống được trở lại và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
thúng tre tại xưởng
Công dụng của chiếc thúng tre trong đời sống.
Thúng tre nay được sử dụng nhiều cho việc trang trí vào các cửa hàng,quán nhậu,quán cà phê theo phong cách cổ truyền. Hay vào các dịp lễ lớn như noel,trang trí tết cổ truyền,như mâm xôi,hay đặt những vật dụng cần thiết như rau, củ quả, hoa tươi,… bán cho khách du lịch...vv
*Với thiết kế thanh thoát,uốn lượn chiếc thúng tre đang được đưa cào ứng dụng rất nhiều tại các thành phố lớn dùng cho việc trang trí trong nhà hàng quán nhậu,quán cà phê
* Chiếc thúng tre dùng đựng hoa quả cho các nhà hàng.
*Chiếc thúng tre dùng cho các dịp trưng hoa tết.
*Chiếc thúng tre dùng đựng cây cảnh rất đẹp
*Chiếc thúng tre dùng dcor không gian phòng khách.
Thúng tre và các dụng cụ trang trí
Chia sẻ từ làng đan lát thúng tre.
Loại tre mà người dân làng dùng để đan thúng mủng, các loại vật dụng hàng ngày dùng trong sinh hoạt và trong sản xuất nông nghiệp là loại một loại tre đặc biệt: thân thẳng, gióng dài mà bà con ở đây thường gọi là tre lồ ô. Từ những cây tre lồ ô này, qua bàn tay của bao đời người nối tiếp nhau ở làng quê này để tạo nên danh tiếng của một loại hàng hóa rất gần gũi và cần thiết đối với cuộc sống của con người: thúng, mủng, rổ rá, giần sàng, nong nia, tràng trẹt...
Hơn trăm năm trước, một số bà con trong làng gồng gánh gia đình theo đuôi con cá ra ngụ ven phá Tam Giang và dừng chân trên thôn Thủy Lập này. Bà con sống trên đất mới tuy vẫn cày cấy trên đất cát bạch sa, nhưng thêm nghề đánh cá, tôm, cua trong đầm phá và lưu giữ nghề đan lát mây tre truyền thống. Mới đầu, họ vẫn đan giần, sàng, rổ, rá như trong làng cũ, sau vì nhu cầu sinh sống ven đầm phá, bà con chuyển sang đan thúng, mủng. Nói về nghề đan của làng, nhiều cụ cao tuổi cho biết, ngày xưa, cả làng đều làm nghề đan. Hễ cứ xong mùa vụ, khi gieo cấy hoặc gặt hái xong là nhà nhà bày tre ra để đan. Làng Bao La hướng ra biển Đông, gồm xóm Chùa, Đình, Hóp, Đông, Cầu và xóm Chợ. Đầu làng xóm Chùa cuối làng xóm Chợ. Mặc dù người dân trong làng đều biết đan giần, sàng, mủng, nia, rổ, rá nhưng theo ý các cụ tổ tiên mỗi xóm vẫn giữ nghề gia truyền của xóm mình để tránh cạnh tranh với láng giềng sinh mất hoà khí. Xóm Chùa chuyên đan rá, xóm Đình chuyên đan mủng, trẹt, xóm Hóp rổ, xóm Đông và xóm Cầu nia và xóm Chợ sàng, giần.
Xem thêm:
Mẹt tre quán bún đâu hay sử dụng nhất.
thúng tre
Muốn đan được một cái thúng không phải là đơn giản, người dân phải lặn lội qua Phò Trạch, An Lỗ mua lồ ô. Cưa lấy đoạn gộc vót vành tròn lót trong, vót vành ngoài lép, đoạn giữa chẻ nan vót láng đan mên, khúc đọt chẻ mảnh hơn, nhỏ hơn để đát thành miệng thúng. Lận vành phải người lớn quen tay mới làm được. Nức vành thúng phải nức lật đôi, thúng nhỏ nức dày 90 nức lật, thúng lớn thì nức trăm hai, trăm ba nức lật, cái thúng mới chắc nụi. Sau cùng đốt lửa rơm hui cho cháy xơ tre, cho cái thúng bén lửa ngả màu vàng ruộm khói bếp để chống mọt. Người làng Bao La xưa có truyền thống gả con gái cho các chàng lực điền trong thôn vì không muốn nghề đan lát mây tre bị thất truyền. Ngoài ra, những chàng rể được chọn khi quăng mạnh thúng phải bung vành ra. Với hành động đó, các cụ muốn đánh giá tài đan lát của các chàng rể ở độ khít khao, chắc bền của tấm mên. Trong lịch sử thành lập làng, Bao La có hai làng gọi là Bao La ngoài và Bao La trong. Ngoài nghề làm ruộng thì đan thúng mủng vừa là nghề phụ và cũng là nghề truyền thống của người dân trong làng, đây cũng là một nguồn thu nhập của bà con. Ở làng này từ người già đến trẻ con, phụ nữ đều biết đan. Những công việc nặng nhọc như chặt tre, cưa tre, lận vành thì đàn ông đảm nhận, còn phụ nữ, trẻ con vốn mềm mại, khéo tay thì đan lát, nứt vành. Cách đây trên nửa thế kỷ trở về trước, khi các mặt hàng gia dụng bằng nhựa chưa xuất hiện thì những mặt hàng đan bằng mây, tre là vật dụng chủ yếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi gia đình.
Là nơi cung cấp chủ yếu sản phẩm gia dụng bằng tre của dân Thừa Thiên - Huế. Từ chiếc rá vo gạo, các loại rổ rửa rau, đựng cá đến các loại giần sàng của nghề xay xát, nong nia để phơi phong nông sản, thủy sản cũng như chiếc nôi trẻ con, chiếc giường, cái chõng... tất cả đều được làm bằng tre. Nghề đan tre ở Bao La có một thời phát triển mạnh để đảm bảo nhu cầu của người dân. Hàng đan lát Bao La đóng vào chợ Đông Ba, tỏa đi khắp các chợ quê như chợ cầu ngói Thanh Toàn, chợ Phò Trạch... Vào những dịp như trước mùa thu hoạch lúa, trước Tết nguyên Đán, người người đến làng đóng hàng tấp nập, cũng có khi người dân làng chở hàng trên xe đi bán khắp nơi.
Lời kết"
Khi anh chị cần mua sản phẩm thúng tre,quang gánh,mành tre trúc anh chị ghé xưởng tre trúc sài gòn .
THÔNG TIN LIÊN HỆ XƯỞNG TRE TRÚC NEW BLINDS
Địa chỉ: 23/3G Đặng Thùy Trâm, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 090 148 9608 - 0942 842 176
Website: http://tretrucsaigon.com/