Cam kết sản phẩm tre trúc nguồn gốc rõ ràng
Chiếc quang gánh tre trong đời sống người việt
Những thanh tre để làm nên chiếc đòn gánh phải là những gốc tre già và thẳng. Tre được chọn sẽ được ngâm dưới nước trong vòng hai tháng sau đó đem đi phơi khô và được hun khói để tăng thêm độ chắc chắn. Mỗi gốc tre sẽ được chẻ thành hai mảnh rồi đẽo, uốn cho thật thẳng tạo thành đòn gánh./
Không ai rõ chiếc quang gánh có mặt tại Việt Nam từ khi nào. Nhưng chắc chắn nó chính là một sản phẩm gắn liền và được sáng tạo nên từ văn hóa của vùng đất có nhiều cây tre.
Chiếc đòn gánh tre nông dân
Trong tiềm thức sâu lắng của cộng đồng người Việt với chiếc đòn gánh tre
Chiếc đòn gánh bằng tre gợi lên cuộc sống hàng ngày của người nông dân truyền thống, niềm vui, và nhất là nỗi buồn, đặc biệt là nỗi đau khổ âm thầm, lòng can đảm, tính chịu đựng và đức hy sinh của những người vợ, người mẹ, người bà thuộc các thế hệ kế tiếp nhau trong lịch sử. Nước ta thuộc về nền văn minh lúa nước. Bờ ruộng rất hẹp, đường làng lại nhỏ, vì vậy đòn gánh là phương tiện chuyên chở phù hợp nhất. Nguyên liệu làm đòn gánh dồi dào nhất là tre. Các nhà thực vật học cho biết, châu Á là nơi lúa trồng nhiều nhất và tập trung nhất trên thế giời, diện tích tre mọc cũng gần bằng diện tích trồng lúa. Từ ngày đưa ra phòng trào “giải phóng đôi vai”, đòn gánh vẫn còn là công cụ chuyên chở chính của 80% số dân (sống ở nông thôn). Có được chiếc đòn gánh tốt và thích hợp với công việc cụ thể cũng công phu lắm.
Theo anh bạn Thanh Hào, một nhà thơ rất gắn bó với nông thôn cổ truyền, phải “tìm cây tre không cần to lắm, không cộc ngọn, không bị kiến làm tổ trong ống. Đó là đoạn tre gốc, phải có đốt đều nhau. Đoạn tre gốc ấy, dóng dài thì bảy đốt, dóng trung bình thì chín đốt… Mọi người kiêng đòn gánh có đốt chẵn, đòn gánh vênh, đòn gánh có đầu mặt vào giữa vai.
Các bà các cô quan niệm rằng: đòn gánh chẵn đốt thì không có lộc buôn, lộc bán. Đòn gánh vênh, ngoài sự nghiến vào vai, đau vai, còn gặp nhiều chuyện không hay. Còn đòn gánh có đầu vào mặt giữa vai, gian nan vất vả. Dầu đòn gánh có đốt chẵn hay đốt lẻ, vênh hay thẳng, có đầu mặt vào giữa hay không thì bao giờ, từ xưa đến nay cũng là: “Đòn gánh tre chín rạn hai vai” - Nguyễn Du Dân thành phố chúng ta mỗi lần đi gánh đất lao động xã hội chủ nghĩa độ hơn chục cân một chặng ngắn, hay đi lấy gạo hồi kháng chiến chống Pháp, chắc ít cảm tình với “ông đòn gánh”. Vậy mà các bà các chị gánh hai chục, ba chục cân, hàng ngày đi mấy chục cây số, chạy chợ hết ngày này sang ngày khác, hết đời nọ sang đời kia. Đòn gánh và đôi quang là biểu tượng tình nghĩa vợ chồng (không thể đứt gánh giữa đường), sự đảm đang của người vợ “gánh vác giang sơn nhà chồng”.
Đòn gánh còn có mặt trong suốt cuộc đời con người ở nông thôn: đi chợ, làm nhà, gánh lễ vật lễ tết, đám cưới, đòn đám ma. Cũng đừng quên là đòn gánh đã đóng góp có hiệu quả vào việc chống ngoại xâm: gánh quân sĩ Quang Trung Bắc tiến, dân quân tiếp tế trong Nam ngoài Bắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
quang gánh
Tôi hay nghe Thái Thanh hát
“Hương ca vô tận” của Trầm Tử Thiêng trong nhạc phẩm viết thế này:
“Hương ơi! Sao tiếng hát em, nghe vẫn dạt dào, nghe vẫn ngọt ngào. Dù em ca những lời yêu đương hay chuyện tình gãy gánh giữa đường…”
Nhạc sỹ Phạm Duy thì nhiều lần sử dụng hình ảnh chiếc đòn gánh, như trong bài “Gánh lúa” có các ca từ:
“Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng.
Bước đều mà quang gánh nặng vai…”
Bí ẩn khoa học từ chiếc đòn gánh tre
Chúng ta sẽ cùng lý giải một vấn đề khoa học hơn về chiếc đòn gánh tre trong phẩm chất dẻo dai của cây tre bên cạnh những hình tượng văn hóa như đã nói. Chiếc đòn gánh tre đã trở thành một câu chuyện với những phát hiện khoa học thú vị của một số học giả nước ngoài. Tại sao lại là đòn gánh tre Việt Nam? Tại sao người ta sử dụng nó một cách trung thành, xuyên thế kỷ, trở thành vật gánh vác truyền đời khó thể thay thế? Tất nhiên nếu vận chuyển bằng xe cộ thì lại là một câu chuyện khác… Chiếc đòn gánh tre có sức sống mãnh liệt trong đời sống văn hóa và cả kinh tế của người Việt. Hà Thành hay Sài Thành giờ vẫn còn gánh hàng rong.
Hà Nội vẫn quang gánh mùa sang khi đòn gánh gánh cả mùa thu trong bước chân các mẹ bán cốm làng Vòng. Bí ẩn đầu tiên được khoa học phát hiện là khi mang vật nặng trên đòn gánh tre cho phép người đi bộ tiết kiệm tới 20% năng lượng so với dùng đòn gánh cứng. Phát hiện này đến từ nhóm nghiên cứu của James Croft, một nhà nghiên cứu tại trường Đại học Edith Cowan (Mỹ) cùng các cộng sự Đại học Calgary (Canada) và một số nhà nghiên cứu của Đại học Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu này được công bố hồi tháng 1 năm 2020. Ban đầu các nhà nghiên cứu cho rằng, sự dẻo dai của chiếc đòn gánh tre cùng với độ cong của nó sẽ tiết kiệm sức và bảo vệ khớp cho người gánh. Nhưng giả thiết cần phải được chứng minh bằng các thực nghiệm khoa học. Nhóm nghiên cứu tuyển 14 tình nguyện viên, trong độ tuổi từ 18 đến 80. Các tình nguyện viên được yêu cầu gánh đòn gánh đi bộ dọc theo con đường dài 20m, mang tải trọng từ 0% đến 50% trọng lượng cơ thể trên đòn gánh của họ. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã đo chuyển động của các tình nguyện viên bằng máy gia tốc kế đặt trên mắt cá chân, lưng và hai bên đòn gánh. Các nhà khoa học đã phân tích chuyển động của các tình nguyện viên và nhận ra rằng, các tình nguyện viên đang điều chỉnh sải chân của mình 3,3% (0,067 bước/giây) khi mang một nửa trọng lượng cơ thể của họ trên đòn gánh.
Và khi xây dựng một mô phỏng máy tính các nhà khoa học đã ước lượng những người đi bộ mang trọng lượng cơ thể của chính họ trên đòn gánh tre sẽ tiết kiệm gần 20% năng lượng so với việc sử dụng một đòn gánh cứng. Ngoài ra, đòn gánh tre uốn cong đã bảo vệ được vai của họ nhiều hơn, bằng cách giảm 18% lực tác dụng lên chúng khi vận chuyển một nửa trọng lượng cơ thể, và điều đó cho phép họ mang vác vật vô cùng nặng di chuyển hàng km. Nhóm nghiên cứu cũng so sánh và kệt luận rằng: "Nếu bạn đeo một chiếc ba - lô, thì mỗi bước đi bạn phải tạo ra đủ lực để nhấc người mình lẫn chiếc ba - lô lên khỏi mặt đất. Nhưng chiếc đòn gánh bằng tre có tính đàn hồi nên nó nảy lên nảy xuống mỗi khi bạn bước đi. Lượng lực mà bạn phải tạo ra vì thế cũng thấp hơn, bạn lại đi được xa hơn mà không cảm thấy mệt mỏi".
Giữ lại hồn tre của chiếc quang gánh
Dù rằng, giờ ít ai vận chuyển hàng hóa bằng đòn gánh tre, nhưng vẫn còn đó những gánh gồng của các bà mẹ tảo tần từ các vùng quê tới đô thị. Những gánh rau, gánh lúa, những gánh hàng hoa, những gánh hàng rong... vẫn hiển hiện như một nét đẹp lao động dung dị giữa đời thường. Để hồn tre, hồn dân tộc và một chút hồn phố không lẫn vào đâu được trong lắng đọng đời thường. Và mãi mãi, chiếc đòn gánh tre Việt Nam vẫn chưa hết các sứ mệnh tinh thần trong hồn cốt văn hóa Việt Nam.
MUA GÁNH TRE LIÊN HỆ: 090 1489 608 - 0942 842 176